Nhập hàng nước ngoài về Việt Nam đã không phải là dịch vụ mới mẻ với tất cả các khách hàng tại Việt Nam. Thế nhưng, không phải dịch vụ nào cùng có giá cước dịch vụ nhập hàng nước ngoài tiết kiệm và nhanh chóng nhất cho khách hàng cũng như miễn tối đa các chi phí phát sinh.
Nhập hàng nước ngoài hãng FedEx Việt Nam
Hướng dẫn Thông quan hàng Nhập khẩu Chuyển Phát Nhanh FedEx đến Việt Nam
Những hướng dẫn này cung cấp phần giới thiệu những điều bạn nên biết trước khi vận chuyển một gói hàng đến Việt Nam để tránh những rắc rối và chậm trễ khi thông quan không cần thiết.
Mục đích duy nhất của các hướng dẫn này là để làm tài liệu tham khảo cho khách hàng. Mặc dù FedEx đã cố gắng đảm bảo tính chính xác của thông tin, FedEx không bảo đảm hoặc tuyên bố dưới bất kỳ hình thức nào, rõ ràng hay ngụ ý, liên quan đến tính chính xác, đầy đủ, gần đây, độ tin cậy, hữu ích hoặc phù hợp cho một mục đích cụ thể. FedEx không chịu trách nhiệm hoặc không có trách nhiệm dưới bất kỳ hình thức nào đối với bất kỳ thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ nào về các hướng dẫn này.

Câp nhât ngày 15-08-2021 I. Các qui đinh bắt buôc
- II. Luật và các quy đinh khác liên quan đến Nhập khẩu Hàng hóa cấm Nhập khẩu
- Tham chiếu
1. Các quy định bắt buộc
A. Thông quan hàng nhập khẩu tại Việt Nam
Thông quan hàng nhập khẩu yêu cầu các quy trình, thủ tục khác nhau:
- Khai báo lô hàng nhập khẩu lên hệ thống hải quan bằng mã số thuế của người nhập khẩu: Người nhập khẩu nên đảm bảo việc đăng ký mã số thuế vào hệ thống hải quan (VNACCs) trước khi nhập khẩu lô hàng vào Việt nam (trừ trường hợp hàng cá nhân)
- Người khai hải quan: Người nhập khẩu hoặc đại lý hải quan nộp tờ khai hải quan bằng chữ ký điện tử hợp pháp sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo tính tuân thủ quy đinh hải quan và an toàn cho việc vân chuyển lô hàng của
- Kiểm tra chuyên ngành: Hàng hóa nhập khẩu chịu sự kiểm tra của cơ quan chức năng hoặc bị hạn chế bởi luật pháp và quy định của Việt Nam, cần phải có giấy chứng nhận, giấy phép và phê duyệt trước khi khai báo tờ khai nhập khẩu
- Hàng có thuế nhập khẩu: Hàng có thuế chỉ được thông quan và giải phóng hàng khi đã nộp thuế trừ một vài loại hình nhập khẩu đang được quy đinh tai các điều khoản riêng (ví du: hàng nhập khẩu cho mục đích sản xuất xuất khẩu).
- Hành lý cá nhân:
- Hành lý của người nhập cảnh gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi phải được khai tờ khai nhập cảnh có xác nhận của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập cảnh đối với người nhập cảnh.
- Người nhập cảnh thực hiện thủ tục hải quan đối với hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày hành lý về đến cửa khẩu.
- Xuât xứ hàng hóa (CO)
- Việc xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu để được hưởng chế độ ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan được áp dụng theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn Điều ước quốc tế đó.
- Khi kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cơ quan hải quan kiểm tra để xác định các tiêu chí phải được khai đầy đủ trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các tiêu chí khai trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải phù hợp với chứng từ khác trong hồ sơ hải quan. Người khai hải quan không được tự ý sửa chữa các nội dung trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, trừ trường hợp việc sửa chữa do chính cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện theo quy định pháp luật và quy định tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
B. Hóa đơn thương mại
Người nhập khẩu/ Người nhận hàng:
+ Tên của người nhập khẩu/người nhận hàng cần ghi đầy đủ đối với lô hàng gửi cho cá nhân/công ty.
+ Số điên thoai của người nhập khẩu/người nhân hàng cần ghi chính xác trên chứng từ của lô hàng.
+ Các thông tin ghi trên hóa đơn thương mại/ước giá phải điền bằng tiếng Anh
Mô tả hàng hóa:
Giới thiệu mâu mô tả một số loại hàng hóa:
+ Giày: Chất liệu của đế ngoài và đế trên (Da, Nhựa, Cao su, v.v.), loại giày (Thể thao, Trượt tuyết, v.v.), giới tính (nam, nữ, v.v.) và số lượng theo đôi. Đối với da thuộc tên khoa học của loài được yêu cầu theo Công ước CITES.
+ Hàng may mặc: Chất liệu (Cotton 100%, nylon 20% / len 80%, v.v.), loại trang phục (Váy, Áo, Áo khoác, v.v.), Dệt kim hoặc Dệt thoi, giới tính (nam, nữ, v.v.) là các thông tin yêu cầu khai báo.
+ Giỏ/Túi: Cần khai loại túi và chất liệu. Đối với mặt hàng da, tên khoa học của loài được yêu cầu theo Công ước CITES
+ Đồng hồ: Cần khai loại vỏ (ví dụ: 18K, Kim loại, Thép không gỉ), loại đồng hồ (ví dụ: Tự động, Thạch anh), chất liệu của dây đeo (ví dụ: Thép, Da). Đối với mặt hàng da, phải có tên khoa học của loài theo Công ước CITES.
+ Các bộ phận (bất kỳ loại nào): Bộ phận đó được làm bằng gì và dùng để làm gì.
+ Phụ kiện, Nội thất, Trang trí : Tên hàng hóa cụ thể và chất liệu của mặt hàng là bắt buộc.
+ Quà tặng, hàng mẫu, đồ lưu niệm: Cần có mô tả chi tiết (tên từng mặt hàng, chất liệu, v.v.) và bảng phân tích giá trị. Chỉ mô tả chung chung như “Quà tặng”, “Mẫu” hoặc “Quà lưu niệm” là không đủ.
+ Trang sức: Loại sản phẩm (ví dụ: Nhẫn, Vòng cổ) và tên chất liệu (ví dụ: Vàng 18K, Bạch kim, Bạc) là bắt buộc. Nếu sản phẩm có Ngọc trai, Đá, Kim loại, v.v., thì tên vật liệu được yêu cầu bổ sung.
+ Vải: Bắt buộc phải có tên chất liệu và % hàm lượng (ví dụ: 100% cotton), dệt kim hoặc dệt thoi, kích thước (chiều rộng & chiều dài, trọng lượng trên mét vuông). Nếu vải có màu, hãy mô tả loại vải. (ví dụ: Đã tẩy trắng, Nhuộm sợi có các màu khác nhau, Đã in)
+ Dao: Cần mô tả hình dạng (Lưỡi cố định, Loại có thể gập lại, …) và chiều dài lưỡi (cm). (ví dụ: Dao cố định / Lưỡi dao 8cm)
Khai tri giá hải quan:
+ Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, tri giá hải quan phải được xây dựng ít nhất từ Giá hàng hóa & Cước vân chuyển (CNF) cho cả lô hàng Giá trị thấp & Giá trị cao
+ Dù là lô hàng mậu dịch hay phi mậu dịch thì trên Hóa đơn đều phải ghi giá trị thị trường hợp lý. Việc cố tình khai báo một sản phẩm có giá trị với giá thấp hơn một cách rõ ràng là vi phạm pháp luật
+ Dù là hàng không có thuế hay hàng phi mậu dịch thì số tiền $ 0,00 sẽ không được chấp nhận khi khai báo hải quan.
Ví dụ về các sản phẩm phi mậu dịch:
+ Quà tặng, hàng mẫu để nghiên cứu và đánh giá thi trường, hàng thay thế cho sản phẩm bị lỗi, hàng cá nhân, v.v.

C. Đầu mối nhập khẩu/ Người nhập khẩu
Đầu mối nhập khẩu/Người nhập khẩu, từ đồng nghĩa của “Người nhập khẩu” là chủ sở hữu hoặc người mua các sản phẩm đang được nhập khẩu vào Việt Nam là người chịu trách nhiệm về các quy định pháp luật/ tuân thủ hải quan của nước sở tại. Điều cực kỳ quan trọng là phải điền chính xác thông tin Người nhập khẩu khi vận chuyển gói hàng về Việt Nam.
Người nhập khẩu là cá nhân:
+ Người gửi hàng phải đảm bảo tên người nhập khẩu ghi trên hóa đơn có thể thực hiên thủ tục nhập khẩu lô hàng trước khi vận chuyển hàng về Việt Nam.
+ Tránh các lỗi viết tắt, chính tả và các diễn đạt khác có thể gây nhầm lẫn khi khai báo hàng nhập khẩu.
+ FedEx có thể đại diện cho người nhập khẩu để khai báo hải quan lô hàng giá trị thấp (MIC) hoặc lô hàng phi mậu dịch (H11), chứng kiến việc kiểm tra hàng hóa, ứng trước tiền thuế & phí (nếu có) để thông quan & giải phóng lô hàng.
+ Hàng tri giá thấp (MIC) là hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh có trị giá hải quan từ 1.000.000 đồng Việt Nam trở xuống hoặc có số tiền thuế phải nộp từ 100.000 đồng Việt Nam trở xuống và không thuộc mặt hàng phải có giấy phép nhập khẩu, kiểm tra chuyên ngành.
+ Hàng Phi mâu dịch (H11) là hàng nhập khẩu không thuộc quy đinh của hàng tri giá thấp; hàng hóa tri giá thấp nhưng chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền yêu cầu tự làm thủ tục hải quan; hàng hóa có nghi ngờ về trị giá hải quan.
Người nhập khẩu là Doanh nghiệp/Công ty:
+ Doanh nghiệp/Công ty hoặc Đại lý Hải quan của Doanh nghiệp/Công ty có thể khai báo hải quan cho hàng hóa mâu dịch hoặc phi mâu dịch của mình, chứng kiến việc kiểm tra hàng hóa với Hải quan, nộp thuế và phí (nếu có) để thông quan & giải phóng lô hàng.
+ FedEx có thể làm thủ tục hải quan cho lô hàng tri giá thấp (MIC) hay phi mậu dịch (H11) theo ủy quyền của Doanh nghiệp, bao gồm khai báo hải quan, chứng kiến việc kiểm hàng thực tế, ứng trước tiền thuế và lê phí (nếu có), giải phóng lô hàng.
II. Luật và quy định khác liên quan đến hàng nhập khẩu/ Kiểm soát chính phủ
D. Dược phẩm/Thuốc/Tân dược/Thiết bi y tế/Mỹ phẩm Loại thiết bi y tê:́
Trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, dụng cụ, vật liệu, vật tư cấy ghép, thuốc thử và chất hiệu chuẩn in vitro, phần mềm đáp ứng đồng thời các yêu cầu sau đây:
- Được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau theo chỉ định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế để phục vụ cho con người nhằm một hoặc nhiều mục đích sau đây:
- Chẩn đoán, ngăn ngừa, theo dõi, điều trị và làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc bù đắp tổn thương
- Kiểm tra, thay thế, điều chỉnh hoặc hỗ trợ giải phẫu và quá trình sinh lý
- Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống
- Kiểm soát sự thụ thai
- Khử khuẩn trang thiết bị y tế, bao gồm cả hóa chất sử dụng trong quy trình xét nghiệm
- Cung cấp thông tin cho việc chẩn đoán, theo dõi, điều trị thông qua biện pháp kiểm tra các mẫu vật có nguồn gốc từ cơ thể con người
- Thiết bị không đạt được hoạt động dự kiến ban đầu, không sử dụng cơ chế dược lý, miễn dịch hoặc chuyển hóa trong hoặc trên cơ thể người nhưng có thể hỗ trợ các chức năng dự kiến để đạt mục đích quy định tại Điểm a.
Các yêu cầu:
+ Sử dụng cho mục đích thương mại:
Dược phẩm / Thuốc / Tân dược/ Mỹ phẩm: Giấy phép Nhập khẩu do Bộ Y tế cấp cho nhà nhập khẩu và cho các mặt hàng nhập khẩu là bắt buộc. Các nhà nhập khẩu được ủy quyền chỉ có thể nhập khẩu các mặt hàng được ủy quyền.
+ Sử dụng cho mục đích thử nghiệm lâm sàng:
Người nhập khẩu phải gửi cho Bộ Y tế ‘Thông báo về kế hoạch thử nghiệm lâm sàng’ và ‘Danh sách tiến độ nhập khẩu’ để được cấp Giấy phép nhập khẩu. Người nhập khẩu phải ghi số lượng nhập khẩu (Phiếu trừ lùi) so với số lượng dự kiến mỗi lần nhập khẩu.
+ Sử dung cho mục đích phi mậu dịch (Thuốc/tân dược):
- Thuốc chỉ được cấp phép nhập khẩu theo hình thức phi mâu dịch khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Thuộc hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận tải đơn hoặc hàng hóa mang theo người của người nhập cảnh để điều trị bệnh cho bản thân người nhập cả
- Không phải là thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất và thuộc hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài, những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này hoặc các tổ chức được cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài giới thiệu
- Các thuốc quy định tại điểm a và b nêu trên phải có giấy phép nhập khẩu, trừ các trường hợp sau:
+ Số lượng nhập khẩu không quá 07 ngày đối với thuốc gây nghiện hoặc 10 ngày đối với thuốc hướng thần, tiền chất theo đơn.
+ Thuốc nhập khẩu không phải là thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, có tổng trị giá hải quan không quá 200 (hai trăm) đô-la Mỹ (tính theo tỷ giá liên ngân hàng tại thời điểm thông quan) 01 lần và số lần nhận thuốc tối đa không quá 03 lần trong 01 năm cho 01 tổ chức, cá nhân. Trường hợp thuốc sử dụng cho người bị bệnh thuộc Danh mục bệnh hiểm nghèo quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuốc có tổng trị giá hải quan không quá 10.000.000 (mười triệu) đồng 01 lần và số lần nhận thuốc tối đa không quá 04 lần trong 01 năm cho 01 cá nhân
+ Các giấy tờ phải được xuất trình và nộp khi làm thủ tục hải quan: đơn thuốc và bệnh án ngoại trú của người nhân thuốc, hộ chiếu và tờ khai hành lý nêu là hành lý xách tay, giấy giới thiệu của cơ quan ngoại giao hoặc tổ chức quốc tế nhận thuốc.
E. Kiểm tra an toàn thực phẩm
Các loại hàng hóa:
Thực phẩm, thực phẩm bổ sung, nước uống đóng chai, nước khoáng, thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, hương liệu thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, Bao bì, dụng cụ chứa đựng thực phẩm tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Ngũ cốc; Các loại ngũ cốc đã được làm (xát vỏ, băm nhỏ, xát vỏ, đun nóng, v.v.); Thịt và các sản phẩm từ thịt, Cà phê, Nước giải khát, Sữa chế biến, …
Cơ quan kiểm tra:
Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương chỉ định cơ quan có trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu. Trường hợp nội dung lô hàng do nhiều Bộ quản lý thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan kiểm tra.
Các yêu cầu:
+ Sử dung cho mục đính thương mại:
Phải thực hiên quy trình đăng ký cấp giấy chứng nhận nhập khẩu thực phẩm của Bộ Y tế / Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn / Bộ Công Thương tùy theo loại sản phẩm.
+ Sử dụng cho cá nhân, hàng phi mậu dịch:
Có thể KHÔNG yêu cầu quy trình đăng ký cấp giấy chứng nhận nhập khẩu thực phẩm nếu đó là thực phẩm trong hành lý xách tay của hành khách nhập cảnh được gửi trước hoặc sau chuyến bay để phục vụ nhu cầu cá nhân, quà tặng trong mức miễn thuế. Mẫu thử có số lượng phù hợp với mục đích thử nghiệm và được chủ cơ sở xác nhận.
Lưu ý: Các chất bổ sung và Vitamin được phân loại là thực phẩm hoặc thuốc y tế tùy thuộc vào thành phần hoặc tác dụng được ghi trên nhãn của sản phẩm.
F. Kiểm dịch Động vật:
Loại hàng hóa:
Thịt xông khói, Thịt bò, Thịt lợn, Xúc xích, Sản phẩm từ sữa, Lông vũ, Thức ăn chăn nuôi, Bột cá, Côn trùng, Thịt, Thức ăn cho vật nuôi, Protein, Sữa tươi, Da và Len thô, Tinh dịch, Huyết thanh, Chất sinh học, Máu, Huyết thanh, Mô, …
Yêu cầu:
Phải có Giấy chứng nhận kiểm dịch do nước xuất khẩu phát hành.
Cơ quan kiểm tra:
Kiểm tra Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu; kiểm tra cảm quan, tình trạng bao gói sản phẩm động vật. Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu đối với sản phẩm động vật đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y.
G. Kiểm dịch thực vật Loại hàng hóa:
Lúa mạch, Đậu, Hạt chia, Bột, Hoa khô, Trái cây khô, Nấm, Nhân sâm, Hạt, Cà phê xanh, Cỏ khô, Thảo mộc, Lá, Quả hạch, Đậu Hà Lan, Gạo, Hạt giống, Gia vị, Rơm, Trà (ngoại trừ Túi trà), Rau, Quả óc chó, Lúa mì, …
Yêu cầu:
+ Sử dung cho mục đích thương mai:
Giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu phát hành.
Giấy phép nếu nhập khẩu hạt giống/giống cây trồng chưa có trong Danh mục giống cây trồng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận.
+ Sử dụng cho mục đích phi thương mại
Giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu phát hành.
H. Kiểm tra các loại ấn phẩm:
Sách, báo, tạp chí, tranh, ảnh, lịch, tem…
Thực hiện theo quy định của pháp luật về xuất bản, báo chí: kiểm tra chuyên ngành hoặc giấy phép nhập khẩu do Bộ Thông tin truyền thông quản lý
I. Kiểm soát Hóa chất:
Các yêu cầu:
Tên hóa chất:
Tên hóa chất do nhà sản xuất đăng ký theo tên IUPAC, tên thương mại hoặc tên khác được ghi trên nhãn hóa chất. Ví dụ cách viết tên hóa chất:
Tên gọi theo IUPAC: n-Butyl Acetate Tên thương mại: Nomal Butyl Acetate Tên khác (nếu có): NBAC
Mã nhân dang hóa chất:
Mã nhận dạng hóa chất phải được sử dụng trên nhãn hóa chất và phải phù hợp với ký hiệu sử dụng trên Phiếu an toàn hóa chất Tên hóa chất và số nhân dang (CAS) phải thể hiên trên Hóa đơn thương mai
Phiếu an toàn hóa chất (MSDS):
Khi nhập khẩu hóa chất vào Việt Nam, lô hàng cần có Phiếu an toàn hóa chất đính kèm.
Khai báo hóa chất :
Danh mục hóa chất phải khai báo được ban hành tại Phụ lục V kèm theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP
Hóa chất cấm:
Danh mục hóa chất cấm được ban hành tại Phụ lục III kèm theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP
Nhập khẩu hóa chất Bảng 1, Bảng 2, Bảng 3 (Hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm vũ khí hóa học được quy định tai Nghị định: 34/2014/NĐ-CP) phải thỏa các điều kiên sau:
- Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về hóa chất do cơ quan có thẩm quyền cấp
- Được Thủ tướng Chính phủ cho phép nhập khẩu hóa chất Bảng
- Được Bộ Công Thương cấp Giấy phép nhập khẩu hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng
J. Công ước Cites về các loài đông vật, thực vât hoang dã, nguy cấp (CITES) Loại hàng hóa:
Cá sấu, Cá sấu, Thằn lằn (Dây đeo đồng hồ, Túi xách, Dây lưng), Ngà voi, Đà điểu, Trăn Ấn Độ, Chinchilla (Áo lông), Báo (Thảm),
Xương hổ, Xạ hương, Gấu Bắc cực, Lông công, San hô, Gỗ hồng, Gỗ gụ, Phong lan, Xương rồng, Trứng cá muối (bao gồm chiết xuất)…
Lưu ý: Các mặt hàng Da hoặc Lông thú cần có tên loài khoa học theo Công ước CITES.
Ba (03) Phu luc:
Bản gốc của Phụ lục CITES được công bố trên website của Ban thư ký CITES tại đường link: https://cites.org/sites/default/files/notif/E-Notif-2019-055_0.pdf
Phụ lục I: là những loài động vật, thực vật hoang dã bị đe dọa tuyệt chủng, bị cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật khai thác từ tự nhiên vì mục đích thương mại,
Phụ lục II: là những loài động vật, thực vật hoang dã hiện chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có thể sẽ bị tuyệt chủng, nếu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật những loài này khai thác từ tự nhiên vì mục đích thương mại không được kiểm soát,
Phụ lục III: là những loài động vật, thực vật hoang dã mà một quốc gia thành viên CITES yêu cầu các quốc gia thành viên khác hợp tác để kiểm soát hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu vì mục đích thương mại.
Yêu cầu đối với người gửi:
Giấy phép, chứng chỉ CITES (Bản gốc)
Yêu câ đối vơí người nhâp khẩu:̉
Giấy phép hoặc chứng chỉ CITES (bản chính) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp tùy thuộc vào mặt hàng nhập khẩu thuộc loài điều chỉnh của Công ước CITES
III. Hàng hóa cấm nhập khẩu
Công ty FedEx Việt Nam không chấp nhận các mặt hàng sau đây (tên đặc trưng và không chỉ giới hạn ở mục này) nhập khẩu vào Việt Nam ngoài các mặt hàng đã bị cấm bởi FedEx toàn cầu theo các tiêu chuẩn vân chuyển. Các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết các mặt hàng cấm nhập khẩu và mã HS.
▶Bộ Quốc phòng:
Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ thuật quân sự.
▶Bộ Công an:
Pháo các loại (trừ pháo hiệu an toàn hàng hải theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải), đèn trời, các loại thiết bị gây nhiễu máy đo tốc độ phương tiện giao thông.
▶Bộ Công thương:
- Hóa chất Bảng 1 được quy định trong Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học
- Hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật hóa chất
- Hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng
▶Bộ Thông tin Truyền thông:
- Các loại xuất bản phẩm cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam
- Tem bưu chính thuộc diện cấm kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền theo quy định của Luật Bưu chính
- Thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện không phù hợp với các quy hoạch tần số vô tuyến điện và quy chuẩn kỹ thuật có liên quan theo quy định của Luật Tần số vô tuyến điện
- Hàng hóa là sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng
▶Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
Các loại sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy tại Việt Nam.
▶Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn:
- Hóa chất trong Phụ lục III Công ước Rotterdam
- Thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam
- Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thuộc Phụ lục I CITES có nguồn gốc từ tự nhiên nhập khẩu vì mục đích thương mại
- Mẫu vật và sản phẩm chế tác của loài: tê giác trắng (Ceratotherium simum), tê giác đen (Diceros bicomis), voi Châu Phi (Loxodonta africana).
▶Bộ Tài nguyên Môi trường:
Phế liệu, phế thải, thiết bị làm lạnh sử dụng C.F.C.
▶Bộ Xây dựng:
Sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amfibole
▶Thuốc lá, sản phẩm thuốc lá:
Thuốc lá điếu, xì gà thuộc danh mục hàng hóa chỉ định thương nhân nhập khẩu do Bô công thương quản lý.
▶Hàng giả, hàng nhái:
Bao gồm, nhưng không giới hạn, hàng hóa có nhãn hiệu giống hệt hoặc về cơ bản không thể phân biệt được với nhãn hiệu đã đăng ký mà không có sự chấp thuận hoặc giám sát của chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký
▶Các loại tiền kim loại, tiền giấy, chứng khoán
- Tham chiếu
Biểu thuế Hải quan Việt Nam
Các trang web “Dịch vụ tra cứu thuế quan” được duy trì bởi Tổng cục Hải quan Việt Nam hoặc Các hiệp hôi xuất nhập khẩu, nơi bạn có thể tìm kiếm thông tin về mã HS của sản phẩm, thuế suất (MFN, thuế nhập khẩu ưu đãi, VAT, FTA) và các và quy định nhập khẩu ở Việt Nam.
▶ Hải quan Việt Nam: https://customs.gov.vn/SitePages/Tariff.aspx
▶ Hiệp hội Xuất Nhập khẩu : https://dichvuhaiquan.com.vn/wp-content/uploads/2021/06/Bieu-thue-2021.06.22-PDF.pdf
▶ Một cửa Quốc gia: https://vnsw.gov.vn/profile/homepage.aspx
▶ Cục Hóa chất : http://www.cuchoachat.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&category_id=43&id=4437
Làm sao để nhập hàng về Việt Nam
Các yêu cầu khách hàng cần chuẩn bị:
- Chi tiết hàng cần gửi về Việt Nam: Tên sản phẩm + số lượng + chất liệu (nếu có)
- Trọng lượng hàng cần gửi về Việt Nam
- Quy cách đóng thùng gửi về Việt Nam
- Địa chỉ gửi hàng về Việt Nam
- Địa chỉ nhận hàng tại Việt Nam
- Máy in ấn: Label + invoice
- Chờ Fedex đến Pickup hàng
- Tiền đóng thuế tại Việt Nam (nếu có)
Hỗ trợ từ An Tin Phat Express cho khách hàng:
- Lên invoice cho khách hàng (nếu cần)
- Tạo label ( bill FedEx) và tạo yêu cầu pickup từ FedEx Express ở nước ngoài
- Xử lý thông quan
- Lấy hàng về cho khách hàng
- Xuất hóa đơn cho khách hàng
- Giao hàng tận nhà/ công ty/ shop
Giá cước nhập hàng nước ngoài
An Tin Phat Express cung cấp giá cước nhập khẩu hàng từ nước ngoài về Việt Nam thông qua hãng FedEx tại Việt Nam. Để có giá cước nhập hàng ưu đãi nhất cũng như check được giá cước nhập hàng quý khách cần cung cấp các thông tin đầy đủ như: Quốc gia, nhóm hàng hóa, trọng lượng, quy cách đóng gói cũng như vùng mà FedEx phục vụ. Để có giá cước nhập hàng nước ngoài Quý khách hãy gửi thông tin chi tiết hàng hóa + cân nặng + quy cách đóng gói + địa chỉ để FedEx pickup hàng + địa chỉ nhận hàng tại Việt Nam + giá đề xuất (nếu có) qua thông tin cụ thể như sau:
- Email nhận thông tin: antinphatpost@gmail.com
- Tiêu đề gửi mail: Báo giá nhập hàng về từ (Nước nào thì quý khách điền vào)
- Số điện thoại liên hệ tại Việt Nam
Sau khi nhận được thông tin chi tiết, An Tin Phat Express sẽ lập bảng báo giá tạm tính gửi Quý khách tham khảo và sẽ ký hợp đồng trước khi yêu cầu tạo lable FedEx
Zalo hỗ trợ nhập hàng nước ngoài: Add Zalo báo giá nhập hàng nước ngoài 0898.318.318
Ưu/ nhược điểm nhập hàng nước ngoài về bằng FedEx
Ưu điểm nhập hàng nước ngoài qua FedEx
- Giá cước rẻ
- Ở nước ngoài: Không cần phải đi gửi hàng/ FedEx đến pickup tận nơi
- Nhận hàng tại nhà ở Việt Nam
- Hàng về nhanh chóng
Nhược điểm nhập hàng nước ngoài qua FedEx
- Phát sinh thuế tại Việt Nam
- Giá cước cao hơn dịch vụ gom bay Cargo
Nhập hàng nước ngoài về Việt Nam ở đâu?
Khi có nhu cầu Quý khách chỉ cần gửi mail: antinphatpost@gmail.com hoặc gọi cho An Tin Phat Express qua 0898.318.318, Quý khách sẽ được cung cấp dịch vụ ngay tại nhà/ cửa hàng/ công ty nới Quý khách đang sinh sống và làm việc.
Thời gian Nhập hàng nước ngoài về Việt Nam mất bao lâu?
Tùy nước, sẽ có thời gian khác nhau. Nhưng trung bình từ 1 – 8 ngày tùy quốc gia, khu vực và hàng hóa mà quý khách muốn gửi về Việt Nam. Thời gian cũng tùy thuộc vào hải quan và từng chiến dịch tại Việt Nam, để có thời gian cụ thể thì quý khách hãng cứ cung cấp các thông tin cho An TIn Phat Express tạo Label sẽ có thời gian ước tính cho từng đơn hàng và được phản hồi cụ thể bằng Email cho Quý khách.
Nhập hàng nước ngoài về Việt Nam có đảm bảo không?
FedEx được thành lập ngày 5 tháng 5 năm 1971, cho đến hiện tại đã được hơn 20 năm. Với nhiều năm cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế cung như nhập hàng nước ngoài cùng hệ thống tại hơn 220 quốc gia. FedEx luôn đảm bảo hàng hóa được vận chuyển an toàn nhất đến tay khách hàng.
Nên khi sử dụng dịch vụ nhập hàng nước ngoài về Việt Nam qua FedEx tại An Tin Phat Express gần như được đảm bảo tuyệt đối cho các đơn hàng (Không bảo đảm với các đơn hàng chứa chất cấm, chất độc hại, nguy hại và trái phép được nêu ở trên)
Địa chỉ nhập hàng nước ngoài uy tín
An Tin Phat Express có tên đầu đủ là CÔNG TY TNHH CHUYỂN PHÁT NHANH AN TÍN PHÁT cùng tên tiếng anh đầy đủ là:
An Tin Phat Express Co., Ltd.
Mã số kinh doanh: 0314.382.977
Trụ sở: 332/42/11 Phan Văn Trị, Phường 11, Quận Bình Thạnh, Tp. HCM
Ngày thành lập: 03/05/2017

An Tin Phat Express chuyên cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trên hệ thống hãng FedEx, DHL, UPS, EMS và dịch vụ nhập hàng nước ngoài trên hệ thống hãng FedEx trong suốt nhiều năm qua. Hy họng An Tin Phat Express sẽ là đối tác quan trọng với tất cả Quý khách hàng trong thời gian sắp tới cũng lâu dài cùng phát triển.
Bình luận mới nhất